Ảnh hưởng Vạn_Hạnh

Thiền sư Việt Nam
Sơ khai
Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi
Thiền phái Vô Ngôn Thông
Thiền phái Thảo Đường
Thiền phái Trúc Lâm
Lâm Tế tông
Tào Động tông

Vua Lý Nhân Tông (1072-1127) có bài kệ "Truy tán Vạn Hạnh Thiền sư" (追贊萬行禪師):

Nguyên văn chữ Hán:萬行融三際真符古讖詩鄉關名古法拄錫鎮王畿Phiên âm Hán Việt:Vạn Hạnh dung tam tếChân phù cổ sấm cơHương quan danh Cổ PhápTrụ tích trấn vương kỳ.Bản dịch nghĩa của Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình:Vạn Hạnh thông ba cõiThật hợp lời sấm xưaQuê hương tên Cổ PhápChống gậy trấn kinh vua.Bản dịch thơ của Nguyễn Văn Trình:Học thông tam giới ghê thayRằng thầy Vạn Hạnh thi tài rất cao.Cửa làng Cổ pháp tiếng reoGậy tăng đủng đỉnh bay vào Đế đô.

Trước năm 1975, ở miền Nam Việt Nam có một Viện Đại học mang tên ông là Viện Đại học Vạn Hạnh. Hiện nay, nhiều thành phố ở Việt Nam có tên đường "Sư Vạn Hạnh" để tưởng nhớ một vị thiền sư đã ghi lại nhiều dấu ấn trong lịch sử dân tộc.

Đại Việt Sử ký toàn thư có ghi lại bài Sấm – Vĩ của Vạn Hạnh:

Thọ căn diễu diễuMộc biểu thanh thanhHoa đào mộc lạcThập bát tử thànhĐông a nhập địaDị mộc tái sanhChấn cung kiến nhậtĐoài cung ẩn tinhLục thất niên gianThiên hạ thái bình

Dịch là:

Gốc cây thăm thẳmNgọn cây xanh xanhCây hoa đào rụngMười tám hạt thànhCành đông xuống đấtCành khác lại sanhĐông mặt trời mọcTây sao ẩn hìnhSáu bảy năm nữaThiên hạ thái bình[3]